header ads

5 bước để triển khai S-commerce trong kinh doanh

Với sự thay đổi trong thói quen của khách hàng sau đại dịch Covid-19, E-Commerce và S-Commerce đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Thay đổi này là nguyên nhân khiến các nhà kinh doanh phải có những chuyển dịch trong phương thức tiếp cận khách hàng và bán hàng. Ở bài viết trước, Clound Mini đã chia sẻ về S-Commerce và lợi ích của S-Commerce. Trong bài viết này, Cloud Mini sẽ gợi ý quy trình 5 bước triển khai S-Commerce trong hoạt động kinh doanh.

Triển khai S-commerce cho doanh nghiệp

5 bước triển khai kế S-Commerce trong kinh doanh

Lựa chọn nền tảng tiếp cận khách hàng

Tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có khoảng gần 77 triệu người sử dụng mạng xã hội. Khoảng 93,8% dân số trong độ tuổi 16 đến 64 sử dụng Facebook mỗi tháng, con số này với Zalo, Messenger, Tiktok lần lượt là 91,3%, 82,3% và 75,6% vào đầu năm 2022. Đây là thị trường rất lớn mà những nhà kinh doanh đang hướng đến. Tuy nhiên, mỗi mạng xã hội lại có đặc điểm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn chính xác nơi tiếp cận khách hàng để có sự lan tỏa nhanh nhất.

Nếu doanh nghiệp có đủ nguồn lực thì có thể triển khai nhiều kênh cùng lúc.

Lựa chọn mạng xã hội phù hợp

Tạo tài khoản doanh nghiệp

Sau khi lựa chọn mạng xa hội tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo tài khoản doanh nghiệp trên mạng xa hội đó. Với Facebook là Fanpage, Zalo là Zalo OA và Tiktok là Tiktok for Business. Sau khi tạo tài khoản thì bạn phải cập nhật thông tin doanh nghiệp gồm tên doanh nghiệp, số điện thoạt, link đến website, địa chỉ và giới thiệu về doanh nghiệp. Trang doanh nghiệp sẽ cũng cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng,… tạo sự tin tưởng của người dùng với doanh nghiệp.

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Có trong tay chân dung khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu về khách hàng, từ đó đưa ra các nội dung truyền thông phù hợp.

Ngoài ra, việc xác định chính xác chân dung khách hàng mục tiêu cũng giúp đưa ra các chiến lược phù hợp đề:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi cho chiến lược sale & marketing
  • Tăng múc độ hài lòng của khách hàng
  • Tăng số lượng đơn hàng
  • Tăng giá trị trọn đời (Khách hàng mua thường xuyên, giới thiệu với những người xung quanh)

Doanh nghiệp có thể xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu theo nhiều phương pháp. Nhưng cách thông dụng nhất là sử dụng mô hình 5W1H. Doanh nghiệp khai thác thông tin càng sâu thì càng phác thảo chính xác về khách hàng của mình.

Xây dựng chiến lược kinh doanh

Nhờ vào phân tích chân dung khách hàng mục tiêu ở trên mà doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Bản kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam để doanh nghiệp đi đúng hướng, theo dõi được chính xác lộ trình phát triển. Đây là lí do doanh nghiệp luôn cần phải có bản kế hoạch chi tiết, cụ thể

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh

Với những doanh nghiệp đang kinh doanh trong thời đại chuyển đổi số thì công nghệ đóng vai trò quan trọng trong các quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải cập nhật xu thế để theo kịp sự thay đổi của người dùng và tránh những rủi ro không đáng có.

Việc ứng dụng công nghệ sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích sau

  • Tiết kiệm thời gian vận hành
  • Tăng hiệu suất kinh doanh, tăng chuyển đổi trên mạng xã hội
  • Theo dõi, tối ưu các hiệu quả của chiến dịch marketing
  • Chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/24

Làm sao để ứng dụng S-Commerce hiệu quả trong kinh doanh?

Tập trung phát triển sản phẩm

Khách hàng quan tâm tới việc mua hàng online vì sự tiện lợi cũng như giá thành rẻ. Từ đó mà khái niệm săn sale ra đời và ngày càng phổ biến. Doanh nghiệp nên phát triển các sản phẩm phân khúc giá thấp hoặc trung cấp để kích cầu mua sắm của khách hàng. Các ngành hàng được mọi người chú ý nhiều là thời trang, mỹ phẩm, đồ décor.

Khi mua hàng online, khách hàng thường rất phân vân với những mặt hàng có giá trị quá lớn. Vì vậy việc phát triển mặt hàng giá rẻ là điều cần thiết.

Hợp tác với người có tầm ảnh hưởng

Với sự phát triển của mạng xã hội mà khái niệm người có tầm ảnh hưởng (KOLs) ra đời. Đây là nhóm người có lượng follow lớn trên mạng xã hội, nhóm người này có thể mang tới hiệu quả marketing rất tốt trên Facebook, Tiktok, Instagram… Khách hàng sẽ có xu hướng mua hàng khi sản phẩm được giới thiệu bởi người có uy tín. Đây là sức mạnh của hình thức marketing kết hợp với KOLs

Kết hợp với KOLs

Lợi ích mang lại khi kết hợp với KOLs là điểu không cần hoài nghi. Đây là kế hoạch có thể mang lại hiệu quả tức thời với doanh nghiệp trong nhiều ngành hàng. Nhóm người này đã có sẵn tệp khách hàng phù hợp với doanh nghiệp nên đây sẽ là cách thu hút khách hàng tuyệt vời. Ngoài ra, kết hợp với KOLs và influencers cũng không quá tốn kém khi so với các Celebrity

Các KOLs, Influencers thường có những nội dung rất mới lạ từ đó sẽ mang lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Kết luận

Sự phát triển không ngừng của Social Media đang mang lại sự phát triển bùng nổ cho S-Commerce. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời đại số.

Hãy tiếp tục theo dõi Cloud Mini để đọc thêm nhiều bài viết hay về bán hàng online nhé!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét