header ads

Social Commerce và lợi ích của Social Commerce

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, quy mô thị trường S-Commerce thế giới năm 2022 ước tính khoảng 546 tỷ USD và dự đoán còn tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tiếp theo. Theo đó, S-commerce sẽ là thị trường màu mỡ cho tất cả các nhà kinh doanh lớn nhỏ.

Vậy Social Commerce là gì? Hãy cùng với Cloud Mini tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Social Commerce là gì?

Tổng quan về Social Commerce

Social Commerce là gì?

Social Commerce hay S-Commerce là quá trình truyền thông và bán sản phẩm tới khách hàng thông qua các nền tảng MXH. Hình thức này giúp quá trình bán hàng online diễn ra thuận lợi. Khách hàng có thể tìm hiểu sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. S-Commerce khác với hình thức chạy quảng cáo để tìm kiếm khách hàng thông thường.

Kinh doanh trên mạng xã hội mang lại cơ hội lớn cho các thương hiệu và khách hàng. Mạng xã hội sẽ mang lại trải nghiệm mua bán kết hợp với tương tác trực tiếp cho người dùng. Các thao tác sẽ không bị chuyển hướng vì người dùng sẽ xem xét và mua hàng ngay trên mạng xã hội. S-Commmerce đã có từ rất lâu, nhưng mới thật sự phát triển nhanh trong những năm gần đây.

Tổng quan về Social Commerce

Thương mại xã hội mang đến cho doanh nghiệp cơ hội trên các kênh xã hội phổ biến. Điểm nổi bật của Social Commerce là sự thích ứng theo xu hướng của người tiêu dùng. Trong vòng 2 thập kỉ qua, xu hướng truyền tải thông tin đã thay đổi rất nhiều. Từ những nội dung văn bản thuần, ngày nay người dùng đã kết hợp cùng với hình ảnh và video minh họa. Từ vị thế được ưa chuộng Yahoo đã phải nhường chỗ cho Facebook, Instagram, Twitter,… và hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ của Tiktok. Với Social Commerce, người dùng có thể mua sắm ngay trên các tài khoản MXH, trải nghiệm cùng lúc vừa liên lạc với mua sắm.

Sự khác biệt giữa E-Commerce và S-Commerce

Về bản chất, 2 hình thức thương mại này đều giống nhau là hướng tới khách hàng thông qua internet. Cũng có thể nói thương mại trên mạng xã hội là 1 hình thức của thương mại điện tử. Về mặt kĩ thuật thì 2 hình thức này lại khác nhau ở vị trí bán hàng. Với E-Commerce là bán trên website và sàn thương mại điện tử còn S-Commerce là trên mạng xã hội.

Sự khác biệt giữa E-commerce và S-commerce

Nếu mở rộng định nghĩa thì S-Commerce bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng có sự hỗ trợ của truyền thông mạng xã hội. Với sự mở rộng này, doanh thu sẽ bao gồm cả doanh số bán hàng thông qua quảng cáo MXH, chuyển đổi liên kết trong quảng cáo. Với việc mua hàng không cần chuyển hướng sang trang khác thì quy mô thị trường đã có sự gia tăng đáng kể.

Lợi ích của Social Commerce mang lại cho doanh nghiệp

Với sự bùng nổ của Live Stream, mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Đã có nhiều sự kết hợp linh hoạt trên nền tảng này, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại

Lợi ích với doanh nghiệp

Theo báo cáo của Google năm 2018, thị trường S-Commerce Việt Nam đạt tới 5,9 tỷ USD, với hơn 58 triệu người dùng sử dụng ít nhất 1 tài khoản. Tuy nhiên thị trường E-Commerce lại chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD dù có tốc độ tăng trưởng tới 30%. Do đó các thương hiệu đã ứng dụng Social Commerce vào mô hình kinh doanh để hướng tới khách hàng trên nền tảng này. Ngoài ra, kinh doanh trên mạng xã hội rất dễ để có thể do lường được hiệu quả.

Ngày nay, sự liên hệ giữa khách hàng và thương hiệu là điều rất quan trọng. Social Media chính là nền tảng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng 1 cách nhanh nhất. Thông qua hệ thống Chatbots, doanh nghiệp có thể tiếp thu những ý kiến trực tiếp từ người dùng. S-Commerce cũng có thể coi là 1 hình thức của D2C (Direct to Customer). Doanh nghiệp cần phải xây dựng cộng đồng cho khách hàng của mình bằng việc cung cấp các dịch vụ, ưu đãi hấp dẫn.

Kết luận

Với sự phát triển của Social Media, sự tăng trưởng đột phá của E-Commerce sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các thương hiệu trong lĩnh vực S-Commerce. Social Commerce không chỉ giúp thương hiệu tạo ra các trải nghiệm khách hàng thoải mái mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên để có thể thành công ở hình thức này, doanh nghiệp cũng phải có chiến lược tiếp cận khách hàng rõ ràng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có sự kết hợp giữa các mạng xã hội vì mỗi mạng xã hội lại có điểm mạnh riêng.

Các mạng xã hội như Facebook, Instagram có thể là sự bắt đầu dễ dàng nhất với người mới. Ngoài ra, Tiktok cũng là mạng xã hội cần phải dành nhiều sự chú ý do sự phát triển thần tốc của Tiktok Shop.

Bạn có thể tham khảo về Tiktok shop tại đây.

Hãy tiếp tục ủng hộ các nội dung tiếp theo của CloudMini nhé!

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét